Brasil thuộc Hà Lan chấm dứt Brasil_thuộc_Hà_Lan

Frans Post View of Pernambuco, Brazil, k. 1637-44, Museu Nacional de Belas Artes.

Maurits rời đi

In 1640, John, 8th Duke của Braganza tuyên bố Bồ Đào Nha độc lập khỏi Tây Ban Nha, kết thúc sáu thập kỷ nằm trong Liên minh Iberian. Kết quả là, nguy cơ Tây Ban Nha can thiệp vào Brasil thuộc Hà Lan giảm xuống, do Brasil ban đầu là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Năm 1641-1642 tân chính phủ Bồ Đào Nha ký một thỏa ước với Hà Lan, tạm thời chấm dứt tình trạng thù địch, nhưng người Hà Lan vẫn được ở lại Brasil. Năm 1643 Johan Maurits trang bị cho một đoàn viễn chinh của Hendrik Brouwer, và đã không thành công trong việc thiết lập một tiền đồn ở Nam Chile.[21][22] Năm 1644, công ty Tây Ấn triệu hồi Johan Maurits về châu Âu nhằm cắt giảm chi phí quân sự, trong thỏa thuận ngừng tình trạng thù địch giữa hai quốc gia.

Quyền cho thuê đất của công ty Tây Ấn ở Brasil

Một năm sau khi Maurits bị triệu hồi, công ty Tây Ấn đối mặt với một cuộc nổi dậy lớn của chủ đồn điền Bồ Đào Nha vào tháng 6 năm 1645. Các chủ đồn điền Bồ Đào Nha quanh Pernambuco chưa bao giờ hoàn toàn chịu sự cai trị của Hà Lan, và phản đối lãi suất cao bị các nhà cho vay Hà Lan áp đặt cho những khoảng vay nhằm sửa chữa lại đồn điền của họ sau cuộc chinh phạt của người Hà Lan. Tháng 8, những chủ đồn điền nổi dậy và chiến thắng trước lực lượng Hà lan trong một trận đánh nhỏ ngoài Recife, dẫn đến việc chấm dứt sự cai trị của Hà Lan. Cùng năm đó, Bồ Đào Nha lần lượt chiếm được Várzea, Sirinhaém, Pontal de Nazaré, Pháo đài Porto Calvo, và Pháo đài Maurits. Đến 1646, công ty Tây Ấn chỉ còn kiểm soát được bốn căn cứ dọc theo bờ biển Brasil, chủ yếu xung quanh Recife.[18]

Mùa xuân năm 1646, Hà Lan gửi một lực lượng giải vây đến Recife bao gồm 20 tàu với 2000 người, tạm thời trì hoãn việc thành phố thất thủ. Ở châu Âu, sự sụp đổ của Brasil thuộc Hà Lan càng được thúc đẩy bởi những nỗ lực của Hà Lan chấm dứt cuộc xung đột kéo dài với Tây Ban Nha trong Chiến tranh Tám mươi năm. Tháng 8 năm 1647, các đại biểu đến từ tỉnh Zeeland của Hà Lan (nơi giữ lá phiếu phản đối cuối cùng với Tây Ban Nah) chấp thuận Hòa bình Munster chấm dứt chiến tranh với Tây Ban Nha. Đáp lại, Zeeland đạt được lời hứa các tỉnh khác của Hà Lan sẽ gửi một lực lượng viễn chinh thứ hai mạnh hơn đến chinh phạt Brasil. Lực lượng viễn chinh này bao gồm 41 tàu và 6000 người, khởi hành ngày 26 tháng 12 năm 1647.[23]

Ở Brasil, Hà Lan đã rút khỏi Itamaracá ngày 13 tháng 12 năm 1647. Lực lượng viễn chính mới đã đến Recife muộn, với nhiều người trong số họ bị chết hoặc bất tuân lệnh cho chậm trả lương. Tháng 4 năm 1648, Bồ Đào Nha tiêu diệt lực lượng viễn chinh tại Trận Guararapes lần thứ nhất, diễn ra bên ngoài Recife. Bồ Đào Nha cử một đội tàu 84 tàu, bao gồm 18 tàu chiến nhằm tái chiếm Recife.[24] Tháng 2 năm 1649, Bồ Đào Nha lại quét sạch Hà Lan tại Trận Guararapes lần thứ hai.[25]

Tái chiếm Recife

Tái chiếm Recife
Một phần của Chiến tranh Hà Lan-Bồ Đào Nha

Một chiếu chỉ của Vua Bồ Đào Nha John IV ra lệnh tấn công Recife
Thời giantháng 5/1652 – tháng 2/1654
Địa điểm
Kết quảChiến thắng quyết đinh của Bồ Đào Nha
Hà Lan bị trục xuất khỏi Brasil
Tham chiến

 Portugal

 Dutch Republic
Chỉ huy và lãnh đạo
Francisco Barreto
Pedro Jacques de Magalhães[26]
Walter Van Loo [26]
Lực lượng
2,500 men [26]Unknown
Thương vong và tổn thất
UnknownUnknown
Bản mẫu:Campaignbox Dutch-Portuguese War

Bản mẫu:Dutch colonial campaigns

Bản mẫu:Portuguese colonial campaigns

Sự kiện tái chiếm Recife là một cuộc đụng độ quân sự giữa lực lượng Bồ Đào Nha chỉ huy bởi Francisco Barreto de Meneses và lực lượng Hà Lan chỉ huy bởi Captain Walter Van Loo.[27] Sau khi Hà Lan thất bại tại Guararapes, những người sốt sót cũng như những tiền đồn ở New Holland, hội quân tại vùng Recife nhằm lập hàng phòng thủ cuối cùng. Tuy nhiên sa khi chiến đấu ác liệt, lực lượng Bồ Đào Nha chiến thắng và những người Hà Lan còn lại bị trục xuất khỏi Brasil.

Người Hà Lan thất thủ Recife ngày 28 tháng 1 năm 1654, trao lại thuộc địa của họ cho Bồ Đào Nha và chấm dứt sự tồn tại của Nieuw Netherlands.[28]

Vai trò của người Amerindia và người châu Phi

Chân dung của Antônio Filipe Camarão vào thế kỷ thứ 17, Amerindian ally of the Portuguese, knighted for his service.Chân dung Henrique Dias, who led blacks against at the Dutch.

Mặc dù lịch sử thường chỉ chú ý đến những đối thủ châu Âu trong các cuộc xung đột, nhưng dân bản địa Brasil đứng về cả hai phía trong cuộc chiến. Phần lớn họ về phía Hà Lan nhưng cũng có một só ngoại lệ đáng kể. Một là tù trưởng Potiguara được biết dưới cái tên Antônio Filipe Camarão, người được ban thưởng vì lòng trung thành với người Bồ Đào Nha bằng việc trao cho ông tước hiệp sĩ Huân chương Chúa trời.[29] Sau khi người Hà Lan bị trục xuất, những người Amerindia đồng minh của họ bị trả thù sau chiến tranh.[30]

Cả người Hà Lan và Bồ Đào Nhà đều sử dụng nô lệ châu Phi trong chiến tranh, thỉnh thoảng với lời hứa trả tự do. Về phía Bồ Đào Nhà, một cái tên đã đi vào lịch sử đó là Henrique Dias, người đã được ban ân danh hiệu quý tộc bởi vương triều, nhưng không được tước hiệp sĩ Huân chương Chúa trời như đã hứa.[31]

Kết quả

Sau thời kỳ Hà Lan, người Bồ Đào Nha dàn xếp các tranh chấp với người Amerindia ủng hộ Hà Lan. Các tranh chấp này là do khi người Hà Lan đến, những vùng đất mà những người Bồ Đào Nha bỏ lại được tiếp quản và sử dụng bởi người Amerindia. Sau khi người Hà Lan rời đi, những chủ đất Bồ Đào Nha quay lại và kiện nhằm lấy lại tài sản của họ, trong đó bao gồm các diện tích mía đường, nhà máy đường và các tòa nhà khác. Các vụ kiện tụng kéo dài trong nhiều năm.[32]

Cuộc chiến vừa kết thúc đã để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế ở vùng đông bắc Brasil. Cả hai phía đều dùng chiến thuật tiêu thổ làm gián đoạn sản xuất đường,[3] và chiến tranh đã làm hao hụt nguồn ngân quỹ của Bồ Đào Nha vốn dùng đầu tư phát triển thuộc địa. Sau chiến tranh, giới chức Bồ Đào Nha buộc phải chi tiền thuế vào việc xây dựng lại Recife. Ngành công nghiệp mía đường ở Pernambuco không bao giờ phục hồi như thời Hà Lan, và bị vùng Bahia vượt qua về sản lượng.[33]

Trong khi đó, người Anh, Pháp và Hà Lan tại Caribbe đã trở thành các đối thủ cạnh tranh với đường Brasil do việc tăng giá đường vào thập niên 1630 và 1640. Sau khi công ty Tây Ấn sơ tán khỏi Pernambuco, người Hà Lan mang các chuyên gia và vốn của họ đầu tư vào vùng Caribbe. Trong thập niên 1630, Brasil cung cấp 80% số lượng đường bán ra ở London, trong khi vào thập niên 1690 nước này chỉ chiếm 10% nguồn cung.[34] Từ đó, thuộc địa Brasil của Bồ Đào Nha không phục hồi kinh tế được cho đến phát hiện vàng ở miền Nam Brasil trong thế kỷ 18.[35]

Thời kỳ Hà Lan ở Brasil là "một dấu ấn lịch sử với những nét không phai" trong đời sống xã hội.[36] Các sáng tác nghệ thuật của Hà Lan ở Brasil, đặc biệt bởi Albert EckhoutFrans Post đã để lại những lưu giữ hình ảnh quý giá về người và cảnh vật Brasil đầu thế kỷ 17.

Hiệp định hòa bình

Bảy năm sau khi Recife đầu hàng, một hiệp định hòa bình được giàn xếp giữa Cộng hòa Hà Lan va Bồ Đào Nha. Hiệp định The Hague (1661) được ký ngày 6 tháng 8 năm 1661,[37] và yêu cầu Bồ Đào Nha phải trả 4 triệu réis trong khoảng thời gian 16 năm nhằm giúp Hà Lan phục hồi từ việc mất Brasil.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Brasil_thuộc_Hà_Lan http://guiadoestudante.abril.com.br/aventuras-hist... http://www.exercito.gov.br/01inst/Historia/Guarara... http://www.colonialvoyage.com/dutchchile.html http://www.colonialvoyage.com/eng/america/brazil/d... //books.google.com/books?id=893J8RTsKjgC&pg=PA88 //books.google.com/books?id=mHwQBAAAQBAJ&pg=PA117 http://www.s4ulanguages.com/21.html http://www.s4ulanguages.com/31.html http://www.s4ulanguages.com/wic.html http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Gazetteer/Pl...